CÔNG TÁC SAN LẤP MẶT BẰNG TẠI KHU DÂN CƯ VĨNH PHÚ I – GIAI ĐOẠN 2

Nền móng vững chắc là điều kiện tiên quyết cho công trình vững chắc. Trong một khu dân cư, nếu nền không vững (bị lún) thì các công trình đặt lên trên nó như mặt đường, nền nhà, trụ điện đều bị lún theo nền. Nghiêm trọng hơn, những công trình nằm trong đất như cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải cũng sẽ bị biến dạng, nứt, gãy kéo theo nước bị rò rỉ ra bên ngoài. Nhận thấy tầm quan trọng của nền đất trong một khu đô thị hiện đại, công tác san lấp mặt bằng của Khu Dân Cư Vĩnh Phú I – Giai đoạn 2 được chủ đầu tư thực hiện theo một cách đặc biệt công phu. Những điều đặc biệt trong việc thực hiện công tác san lấp mặt bằng đối với dự án này có thể kể ra như dưới đây.

1.     1. Bc hu cơ trên toàn d án trước khi san lp

Do trên khu đất dự án có nhiều cây dừa và nhiều loại cây trồng khác; có nhiều nền nhà cũ và đặc biệt có lớp đất mặt với hàm lượng chất hữu cơ cao.

Hình 1: Một khu vực trong Dự án trước khi san lấp

Vì vậy, trước khi san lấp cát, toàn bộ rễ cây, nền nhà cũ và đặc biệt là khoảng 1,0 đến 1,2 mét đất hữu cơ được nạo vét và chuyển đến khu vực dành cho công viên trong dự án. Nói cách khác, việc nạo vét hữu cơ được thực hiện trên toàn dự án trừ khu vực dành cho công viên.

Việc bốc hữu cơ có thể được thực hiện bằng máy khoan hút bùn hoặc bằng xe cơ giới. Biện pháp sử dụng máy khoan hút bùn được áp dụng trong điều kiện các xe nặng (xe cuốc loại lớn, xe reo, …) chưa thể tiếp cận khu đất hoặc chưa thể vận chuyển đất hữu cơ đến nơi cần đổ.

2a. Máy khoan hút bùn dùng để nạo vét đất hữu cơ

2b. Công nhân kiểm tra độ sâu sau khi khoan hút bùn bằng máy khoan

Hình 2: Bốc hữu cơ bằng máy khoan hút bùn

Đối với những khu vực mà các xe nặng có thể tiếp cận được và các xe vận chuyển đất có thể vận chuyển đất hữu cơ đến nơi cần đổ thì phương án bốc hữu cơ bằng xe cơ giới lại là một giải pháp tốt, giúp đẩy nhanh tiến độ bốc hữu cơ và san lấp đợt 1. Thực tế, trong phương án này công tác bốc hữu cơ và san lấp mặt bằng (san lấp đợt 1) được tiến hành đồng thời. Theo đó, xe cuốc đứng trên phần đất đã san lấp để bốc hữu cơ, gốc cây, … đưa lên xe reo hoặc xe máy cày để chuyển đến khu vực tập kết rồi xe reo (hoặc xe máy cày) kết hợp với xe ủi và xe cuốc đưa cát san lấp vào chỗ vừa bốc hữu cơ để san nền. Cứ như vậy phần san lấp được mở rộng thêm và sau đó xe cuốc lại tiến lên phía trước trên nền cát vừa mới được ủi đến.

3.a. Xe cuốc bốc lớp đất hữu cơ và gốc cây

3.b. Xe cuốc đổ đất hữu cơ lên xe máy cày để vận chuyển đến khu công viên

3.c. Xe reo đổ cát lên khu vực đã bốc đất hữu cơ để xe cuốc tiến tới

Hình 3: Bốc hữu cơ bằng xe cơ giới

Dù dọn hữu cơ bằng phương án nào thì việc dọn sạch hơn 1 mét đất hữu cơ trên toàn dự án được xem là điều đặc biệt vì nó chưa được làm ở các dự án khu dân cư tương tự.

2.     2. San lp bng cát chn lc

Sau khi gốc cây, nền nhà và đất hữu cơ được dọn sạch, khu đất sẽ được san lấp bằng cát sạch được lấy từ các mỏ chất lượng tốt ở khu vực Trần Quốc Toản trên Sông Tiền. Trước khi tiếp nhận cát, chủ đầu tư cho thực hiện nhiều đợt thí nghiệm để kiểm tra thành phần hạt và độ sạch của cát. Quá trình kiểm tra được thực hiện ở hai bước:

           {  Bước 1: trước khi ký hợp đồng tiếp nhận cát (lấy mẫu từ mỏ cát);

{ Bước 2: trước khi cát được bơm vào công trường (lấy mẫu trên sà lan).

Trong mỗi bước đều có nhiều đợt lấy mẫu và mỗi đợt có nhiều mẫu được lấy và được thí nghiệm tại Trung Tâm RECTIE (thuộc Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM).

Cát được san lấp thành hai đợt. Trong đó, đợt 1 cát được bơm (hoặc ủi) đến cao độ khoảng từ +2.0 đến +2.5 và được lu lèn. Đợt 2, cát được bơm lên đến cao độ +3.5 (tức cao hơn cao độ tối thiểu theo quy hoạch 1,1m). Như vậy chiều dày lớp cát san lấp đã lu lèn là khoảng 4m. Nói cách khác, trên 1m2 đất lượng cát được phủ lên là khoảng 4m3 cát chặt. Đây có thể là một kỷ lục về chi phí san lấp đối với một dự án khu dân cư.

 
4.a. Bơm cát đợt 1

4.b. Nâng cao bờ bao để bơm cát đợt 2

Hình 4: Bơm cát để san lấp nền

3.     3. X lý nn bng bc thm trên toàn d án

Sau khi nền đã được san lấp đợt 1 và được lu lèn, các bấc thấm loại VID75 được cắm đến hết độ sâu đất yếu (khoảng 10m) nhằm tăng nhanh độ lún của nền. Khoảng cách giữa các bấc thấm từ 1,5m đến 2,0m tùy theo khu vực.
           Sau khi được cắm đến hết lớp đất yếu, các bấc thấm được phủ một lớp cát sạch dày khoảng 60cm trước khi quá trình san lấp đợt 2 bắt đầu.

5.a. Hình ảnh khu vực cắm bấc thấm


5.b. Cận cảnh công tác cắm bấc thấm

Hình 5: Xử lý nền bằng bấc thấm

Việc xử lý nền bằng bấc thấm trên toàn Dự án (trên từng mét vuông của khu đất dự án) là một cách làm đặc biệt công phu và tốn kém chưa được làm ở các dự án khu dân cư tương tự.

4.     4. Ch đầu tư trc tiếp thc hin công tác san lp

Khác với Dự án mà đã chủ đầu tư thực hiện xong là Khu dân cư Vĩnh Phú I – Giai đoạn 1, đối với dự án này chủ đầu tư không giao khoán cho đơn vị khác san lấp mặt bằng mà tự thi công san lấp. Để làm được việc này Chủ đầu tư đã phải đầu tư đóng mới 4 bộ “tàu kéo - sà lan”, xin mở một bến thủy nội địa và lắp đặt một trạm bơm ngay trên sông Sài Gòn. Như vậy Chủ đầu tư đã chủ động từ việc chọn mỏ cát, chủ động khâu vận chuyển cát, bơm cát vào công trường và lu lèn sau khi san lấp. Với việc Chủ đầu tư tự thực hiện san lấp, các công tác thành phần trong quá trình san lấp như dọn hữu cơ, chọn cát san lấp, xử lý nền bằng bấc thấm, cao độ san lấp đều được đảm bảo tốt hơn so với mức đã cam kết trong quy hoạch được duyệt. Việc này đã giúp cho độ chặt của nền đất được đảm bảo.

Tóm lại, xuất phát từ quyết tâm xây dựng một khu dân cư chất lượng cao, chủ đầu tư đã đầu tư cho hạng mục san lấp và xử lý nền theo cách chưa từng được làm ở các dự án khu dân cư tương tự. Cách làm này sẽ đảm bảo cho

  • nền khu dân cư cao và ổn định, khu dân cư khô thoáng là cơ sở để có được môi trường sạch, cảnh quan đẹp;
  • hệ thống thoát nước, mặt đường và các công trình khác không bị lún, nứt, gãy trong quá trình sử dụng sau này;
  • nền nhà, sân vườn không còn bị lún khi cư dân vào sinh sống.

Như vậy, tất cả các công trình trong khu dân cư sẽ “Vững chắc từ nền móng”.



Please upgrade IE 8+, Download here